Sự hài hòa trong ăn uống.

Nơi bạn ở, thời tiết hôm nay có đẹp không? Còn nơi tôi đang sống, vài ngày gần đây, trời nắng lên từ rất sớm và dường như cái nóng của mùa hè đang đến. Sẽ thật tuyệt vời, nếu lúc này được thưởng thức một miếng dưa hấu mát lạnh có vài hạt muối nhỏ phía trên. Bạn đã thử món đó chưa? Từ khi còn nhỏ, như một thói quen vào ngày hè, tôi luôn ăn như vậy vì cảm thấy vị ngon của dưa được nhân lên gấp nhiều lần. Mãi cho tới lúc lớn, tôi mới nhận ra, nó không chỉ là một món ăn, nó là cách những người đi trước dạy cho con cháu về sự hài hòa trong ăn uống.

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, các món ăn thường là sự kết hợp của ngũ chất (tinh bột – nước – khoáng – đạm – béo) cùng với ngũ vị (chua – cay – mặn – ngọt – đắng) và ngũ sắc (trắng – xanh – vàng – đỏ – đen). Điều này giúp các món ăn không chỉ dinh dưỡng mà còn tạo nên sự độc đáo trong mùi vị. Bên cạnh đó, món Việt còn ẩn chứa triết lý âm dương – Ngũ hành với Kim (lương – mát, âm ít), Mộc (ôn – ấm, dương ít), Thủy (hàn – lạnh, âm nhiều), Hỏa (nhiệt – nóng, dương nhiều), Thổ (bình – trung tính). Việc tuân thủ theo quy luật này vừa làm món ăn ngon hơn vừa giúp người ăn đảm bảo sức khỏe. Chẳng hạn như dưa hấu (âm) sẽ được ăn cùng với muối (dương) hay ớt có tính nhiệt (dương) nên thường kết hợp với đồ ăn có tính hàn, bình và mùi tanh như cá, tôm, thịt…

Người Việt còn vận dụng thức ăn theo quy luật âm dương để làm vị thuốc giúp cân bằng cơ thể. Ví dụ, đau bụng nhiệt (dương) thì ăn món hàn (âm) như trứng gà, chè đậu đen…, trong khi đau bụng hàn (âm) thì ăn mòn nhiệt (dương) như gừng, riềng… Ngoài ra, quy tắc này còn được áp dụng theo mùa. Vào mùa hè nóng (dương), người Việt thích ăn rau, quả, tôm, cá và chế biến món ăn theo phương thức luộc, nấu canh, gỏi… để có nhiều nước (âm) và vị chua (âm). Ngược lại, mùa đông (hàn), người Việt lại dùng nhiều thịt, mỡ (dương) để rim, kho, xào, chiên… hay dùng nhiều gia vị mang tính dương như tiêu, ớt, gừng, tỏi… trong chế biến món ăn để cân bằng âm – dương.

Bạn thấy đó, người Việt luôn vận dụng sự hài hòa vào mâm cơm hằng ngày vừa mang đến sự ngon miệng vừa đảm bảo sức khỏe. Thật hay đúng không!

Tài liệu tham khảo: Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam (phiên bản thứ 2). Việt Nam: NXB Giáo dục.

Eating in harmony.

Is the weather in your place beautiful today? As for where I live, in the recent few days, the sun is becoming blazing and it seems to announce the arrival of early summer. It will be great if I enjoy a piece of cool watermelon with a small pinch of salt at this time. Have you tried that one yet? Since I was a child, as a personal habit on a scorching summer day, I have always eaten like this because I feel the deliciousness of the watermelon is increased twofold. Until I am grown-up, I realize that it is not only just a dish but also the way the ancestors have taught all their descendants about the harmony in eating.

In the Vietnamese’s culinary culture, dishes are often a combination of five nutrients (carbohydrates – water – minerals – proteins – fats) along with five tastes (sour – spicy – salty – sweet – bitter) and five colours (white – blue – yellow – red – black). The consequence of this combination creates the dishes making nutritious and unique flavours. Moreover, Vietnamese meals also contain the philosophy of Yin and Yang and Five Phases, consisting of metal (cool, less Yin), wood (warm, less Yang), water (cold, more Yin), fire (heat, more Yang), and earth (neutral). Following compliance with this rule, the food tastes more delicious, and the eater feels healthier. For example, watermelon (Yin) will be eaten with salt (Yang) or chilli has a heat characteristic (Yang), so it is often recipe with foods that are cold, neutral and sickly smell such as fish, shrimp, meat and so on.

Conforming to the law of Yin and Yang, the Vietnamese also use food as medicine helping balance the body. For example, stomach aches with heat (Yang) should eat cold dishes (Yin) such as chicken eggs, black bean soup and the like. Otherwise, stomach aches with cold (Yin) should eat heat (Yang) like ginger, galangal and so forth. In addition, the rule also applies seasonally. In the hot summer (Yang), Vietnamese like to eat vegetables, fruits, shrimp, fish and cook dishes by boiling, soup, salad, etc. to have more water (Yin) and sour taste (Yin). In contrast, in the cold winter (Yin), Vietnamese use a lot of meat and fat (Yang) to the rim, braise, stir-fry, fry, etc. or add a lot of heat spices such as pepper, chilli, ginger, garlic, etc. in food processing to balance Yin – Yang.

The Vietnamese always maintain harmony in eating so that the daily meal is both delicious and healthy. How wonderful they are!

Reference: Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam (Second edition). Việt Nam: Giáo dục.

Bình luận về bài viết này